Cho tiếng mã la thêm tròn đầy…

11/04/2015 08:53        
Đọc tin

Mã la là nhạc cụ có tính “hồn cốt” của đồng bào Raglai. Nhưng hiện nay, cả một vùng núi rừng Khánh Sơn chỉ còn duy nhất một người có khả năng “chữa bệnh” cho loại nhạc cụ này.

 

1
Nghệ nhân Cao Ấn “khám bệnh” cho mã la

Thưa dần thanh âm mã la

“Người biết đánh mã la đang ngày càng ít đi. Đa số bọn trẻ thích âm thanh hiện đại hơn là tiếng mã la mang bản sắc của dân tộc mình”, nghệ nhân Mấu Quốc Tiến (52 tuổi), cán bộ Phòng Văn hóa - Thể thao huyện Khánh Sơn chia sẻ với chúng tôi. Trong số những người hoạt động ở lĩnh vực văn hóa, ông được biết đến là người có tình yêu cháy bỏng với các loại hình văn hóa dân tộc Raglai. Ánh mắt xa xăm, ông hướng chúng tôi về với những năm tháng xa xưa, khi tiếng mã la thường xuyên vang vọng khắp các bản làng. Hầu như nhà nào cũng có một bộ mã la trong nhà và đó là vật quý giá, linh thiêng, được truyền từ đời này sang đời khác. Người ta có thể chơi mã la trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Lúc thánh thót reo vui trong lễ mừng lúa mới, lễ cưới hay tiệc mừng khai sinh; lúc trầm hùng, uy nghiêm trong lễ đền ơn cha mẹ, lễ bỏ mả... Và đôi khi, tiếng mã la cũng reo ca trong những buổi sinh hoạt gia đình, chào mừng khách quý hay dịp vui tập thể. Bởi thế, mọi người hầu như đều chơi được mã la.

 

1
Nghệ nhân Mấu Quốc Tiến giới thiệu bộ mã la tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Khánh Sơn.

Nay mã la không còn nhiều. Nhà nào khá giả lắm mới giữ trọn một bộ, còn thì giữ được 1 đến 2 chiếc, có nhà không có chiếc nào. Người biết đánh mã la cũng ngày một ít. Đó là một thực tế không vui khi huyện miền núi Khánh Sơn có khoảng 75% dân số là người Raglai. Theo ông Cao Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao Khánh Sơn: “Trước thực trạng này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp cho mỗi xã

 
Danh mục
Liên kết nhanh