Ban Dân tộc làm việc với Đoàn giám sát của Ban Dân tộc Hội đồng Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa về kết quả bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2018-2025

22/03/2023 00:00        
Đọc tin

Sáng 22-3, Đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh Khánh Hòa do đồng chí Nguyễn Thị Mai Liên, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Ban Dân tộc về kết quả thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2018-2025” theo Quyết định số 771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tham gia Đoàn giám sát gồm Lãnh đạo HĐND tỉnh, đại diện các ban của HĐND tỉnh; Lãnh đạo Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh; Thành viên của Ban Dân tộc HĐND tỉnh; Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Sở Nội vụ.

Tại buổi giám sát, Đoàn giám sát đã được nghe đại diện Ban Dân tộc tỉnh báo cáo kết quả triển khai thực hiện  công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, từ năm  2018 đến nay, Ban Dân tộc đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt các văn bản liên quan đến công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số; phối hợp với Học viện Dân tộc và các sở, ban ngành liên quan và địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án; tổ chức 21 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 798 người cán bộ, công chức, viên chức thuộc Nhóm đối tượng 3 và Nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QD-TTg và lực lượng công an, quân đội đang công tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (trong đó: 16 lớp, 670 người bằng nguồn kinh phí cấp cho Ban Dân tộc; 05 lớp, 128 người bằng nguồn kinh phí của trung ương cấp cho Học viện Dân tộc). Ngoài ra, Ban Dân tộc còn phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức 3 lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Raglai cho gần 260 lượt người; tổ chức đi học tập kinh nghiệm mô hình biên soạn tài liệu, giáo trình và tổ chức giảng dạy tiếng Raglai tại tỉnh Ninh Thuận…Qua các lớp bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức đã được cập nhật, trang bị kiến thức về dân tộc, văn hóa DTTS, chính sách dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức, sự hiểu biết cho cán bộ trong quá trình công tác tại cơ sở; tạo đột phá trong việc nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả công tác, tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc; đồng thời, giúp người dân xây dựng kế hoạch giảm nghèo, thoát nghèo bền vững; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội cho người nghèo ở ở vùng vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số còn gặp một số khó khăn, vướng mắc: Nhận thức về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số của một số cơ quan, đơn vị và một số cán bộ, công chức, viên chức còn chưa thật sự đầy đủ. Phần lớn học viên theo học đang giữ những cương vị lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan, đơn vị nên việc vừa học vừa phải giải quyết công việc cơ quan đã ít nhiều có ảnh hưởng đến hiệu quả lớp học. Tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số (Raglai) do báo cáo viên là giáo viên người Raglai công tác tại các huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh tự biên soạn vì chưa có Bộ tài liệu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn theo quy định; học viên tham gia các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc chưa được cấp chứng chỉ phần nào làm giảm động lực học tập của học viên. Ban Dân tộc đã có văn bản kiến nghị, đề xuất Ủy ban Dân tộc và các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ, giải quyết, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra (Phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số theo quy định).

Tại buổi giám sát, Đoàn đã ghi nhận các kiến nghị, đề xuất của Ban Dân tộc liên quan đến các nội dung như: Đề nghị Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận, sớm hoàn thiện bộ chữ viết tiếng Raglai và bộ tài liệu dạy tiếng Raglai, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng đến với người dân, tạo thuận lợi trong việc giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh…Đồng thời, đề nghị Ban Dân tộc phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan tăng cường quản lý tốt các lớp học bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng DTTS; xem xét, nghiên cứu lại tiêu chí về số lượng cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc để sát với thực tế hơn, có định hướng cụ thể cho việc thực hiện và đạt được những chỉ tiêu đã đề ra./.

                                                 Quang cảnh buổi làm việc      

     Người thực hiện: Văn phòng

 
Tin liên quan
Tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác dân tộc và chính sách dân tộc cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 tại xã Thành Sơn và xã Ba Cụm Nam.
Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lễ kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa: Chuẩn bị tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam trên địa bàn tỉnh năm 2023
Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia bàn giao hai bộ đàn đá Khánh Sơn cho tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa: Nhà làm việc của bác sĩ Yersin được công nhận là Di tích quốc gia
Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác dân tộc và chính sách dân tộc cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 tại xã Thành Sơn và xã Ba Cụm Nam.
Khánh Hòa: Quyết liệt triển khai Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi
Khánh Hòa: Sẽ tổ chức phiên chợ triển lãm sản phẩm vùng DTTS và miền núi
Kết quả nổi bật trong công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2022 của Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa
Họp Tổ công tác góp ý triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2025
Danh mục
Văn bản công tác dân tộc
Liên kết nhanh